Địa hình là đảo nên các địa điểm lặn ngắm san hô ở Phú Quốc khá cạn, trung bình khoảng 10-12m. Phía Bắc thì điều kiện lặn tốt hơn tuy nhiên lại không nhiều điểm lặn. Phía Nam có nhiều lựa chọn về điểm lặn hơn nhưng điều kiện thời tiết hay bị thay đổi thất thường. Thời điểm tốt nhất để lặn biển tại Phú Quốc là mùa khô. Từ tháng 10 đến tháng 4, có thể lặn ở 2 khu vực Bắc đảo và Nam đảo.
Có vài địa điểm lặn ngắm san hô, nhưng đây là nhưng nơi các dòng hải lưu giao nhau do đó bạn rất có thể sẽ gặp những dòng chảy rất mạnh. Đừng mong đợi sẽ gặp cá mập lớn hay rùa, bù lại rạng san hô ở đây rất tuyệt. Bạn có thể gặp cá nhám, cá đuối đốm xanh, Scorpion Fish, Nudibranch, Crustaceans, mực, bạch tuộc.
- Nhiệt độ nước chừng 28-31 độ. Tầm nhìn khoảng 10m
- Dòng chảy: Hay thay đổi (từ tháng 10 đến tháng 5)
BẮC ĐẢO
Hòn Đồi Mồi
Có lẽ đây là địa điểm lặn ngắm san hô tốt nhất Bắc đảo Phú Quốc, san hô cách bề mặt nước 12m. Ở đây chúng ta có thể thấy hàng loạt các loại cá nhiệt đới. Ở độ sâu từ 7-10m, có một nhóm các tảng đá lớn, hình thành một hẻm núi làm cho địa hình ở đây rất thú vị. Khu vực nông hơn có thể thấy san hô cứng lớn, hải quỳ lớn cùng với cá hải quỳ màu hồng. Có thể lặn quanh Hòn Đồi Mồi.
Hòn Móng Tay
Khi thủy triều xuống, Hòn Móng Tay nối liền với đất liền bởi 1 giải san hô khỏe mạnh, an toàn với độ sâu chỉ 10m. Địa điểm lặn ngắm san hô này có 1 hệ thống những hòn đá lớn chồng chất lên bề mặt cát ở đáy, tạo nên nhiều chỗ ẩn náu cho các loài cá như cá nhồng hay cá nóc lớn. Không nên bỏ qua đáy cát ở đây. Vì nếu kiên nhẫn, nhìn kỹ bạn sẽ phát hiện ra nhiều sinh vật cùng màu với cát đang ở ngay gần bạn.
Hòn Bàng
Khu vực này giáp biên giới với Campuchia, trên 1 hòn đảo nhỏ này có 1 cây bàng lớn. Người ngư dân hay tránh nắng tại đây. Tại đây nước biển khá là trong và nhũng tảng đá lớn xếp chồng tạo ra 1 khoảng giúp cây san hô sinh sống và phát triển
Hòn Thầy Bói
Cũng tương tự như hòn bàng , hòn đảo này không lớn nhưng cũng là 1 địa điểm ngắm san hô cục kỳ thú vị và hấp dẫn cho các du khách
NAM ĐẢO
Hòn Rùa Phía Đông
Rạn san hô dốc. Cá thiên thần lớn sống ở đây rất đông. Độ sâu 18m
Hòn Rùa Phía Nam
Điểm lặn này có dòng chảy phù sa, mang lại dinh dưỡng cho rạn san hô. Dinh dưỡng từ phù sa cũng thu hút lượng lớn các loài khác. Độ sâu 20m, cho phép san hô phát triển trên 1 khu vực lớn, nhiều loại cá rạn cũng về đây sinh sống.
Mây Rút Phía Tây
Độ sâu 25m, khu vực này ẩn sau những dòng hải lưu nên lặn khá thoải mái. San hô phát triển tốt, rắn biển và cá mập kiếm ăn và ẩn náu phía sau các tảng đá lớn.
Hòn Khô
Đảo nhỏ, sinh vật chủ yếu là san hô cứng. Cá vẹt và cá bướm thường đến đây để kiếm mồi.
Hòn Roi Phía Đông
Nằm giữa bờ và trung tâm nuôi ngọc trai, vùng nước khá yên tĩnh cho phép rạn sa hô phát triển cũng như các sinh vật sống trên san hô khác. Ở độ sâu 10m bạn có thể sẽ bắt gặp mực và vài loại tôm.
Hòn Roi Phía Nam
Những khối đá lớn và rất nhiều san hô, trong đó có san hô roi mọc lên từ cát.