0963.551.271 - 028.6271.9982 - 02976.634.395 - 02466 506.065 Sale@PhuQuocXanh.com

Chuyện về người chiến sĩ đào hầm bí mật trong nhà giam Phú Quốc

Nhà giam Phú Quốc trong quá khứ khét tiếng tàn bạo, man rợ bởi những đòn tra tấn tù nhân rất dã man. Trong “địa ngục trần gian” đó, những tù binh cách mạng đã mưu trí, anh dũng, sáng tạo đào khoét các đường hầm bí mật từ trong phòng giam ra ngoài. Một trong số họ là ông Phan Kỳ (tên thường gọi là Hai Lúa, 80 tuổi, ngụ tổ dân phố 6, phường Ia Kring, TP.Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Tuyệt thực để đấu tranh với kẻ thù

18 tuổi, ông lên đường nhập ngũ. Sau nhiều năm hoạt động điệp báo ở xã Gào (TP.Pleiku) và vùng Bàu Cạn (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), Hai Lúa bị địch phục bắt trong tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Qua rất nhiều lần dụ dỗ, tra tấn dã man, không khai thác được thông tin gì quan trọng, địch đã bắt ông đi biệt giam tại nhà giam Phú Quốc. Cùng bị đưa đi nhà giam Phú Quốc với ông còn có rất nhiều cán bộ, chiến sĩ ở tỉnh Gia Lai.

Cuối năm 1968, Hai Lúa cùng các đồng chí thuộc bộ phận lao động ngoài trời đã tổ chức vượt ngục trong đêm khuya nhưng không thành. Địch truy lùng, bắt ông và các đồng chí tại một khu rừng ở ven biển Phú Quốc rồi đưa đi biệt giam. Chúng trói tay chân ông lại rồi thay nhau tra tấn khiến Hai Lúa sống dở chết dở cả mấy tháng trời. “Có những lần chúng tôi đấu tranh bằng hình thức tuyệt thực hơn 10 ngày. Chúng tôi luôn động viên nhau phải kiên định, giữ vững tinh thần và khí tiết người cách mạng, sẵn sàng hy sinh bản thân mình cho dân tộc”, ông Kỳ nhớ lại.

Đào hầm bằng nắp cà-mèn đựng cơm

Sau khi nghiên cứu đặc điểm đất ở Phú Quốc có thể đào được hầm để vượt ngục, Hai Lúa cùng các chiến sĩ thấy thời cơ trong nhà giam Phú Quốc đã đến do quân địch không cảnh giác. Nhớ thời đi làm củi có giấu được đoạn cọc sắt để phòng thân, cuối năm 1972, ông đã liên lạc với các đồng chí đưa đoạn cọc sắt đó vào nhà B6 làm cái thuổng. Có thuổng, có nắp cà-mèn đựng cơm và những chiếc muỗng inox ăn cơm, những người chiến sĩ này đã thay nhau đào khoét đường hầm.

Các chiến sĩ đã sáng tạo nhiều cách để tránh sự phát hiện của kẻ địch. Cứ 3 người xuống hầm, vừa đào, vừa vận chuyển đất lên. Những người ở trên có nhiệm vụ gạt lớp đất khô xung quanh nền nhà, đổ đất mới đào xuống nén thật chặt rồi rải lớp đất khô lên một lần nữa. Chưa hết, đổ đất mới đào lên vào những chiếc thùng phuy đi vệ sinh hằng ngày, rồi bỏ một ít đất mới vào túi quần rồi bí mật đưa ra ngoài khi đi đánh răng rửa mặt…

“Chúng tôi đào hầm trong tư thế ngồi thẳng đứng, lấy hai vai và hai đầu gối trước làm cân bằng. Do không định hướng được đường hầm nên chúng tôi cứ đào được 10m là làm một lỗ thông hơi để quan sát nhằm tránh đào lòng vòng, hoặc đào gần với các điểm chốt canh gác của địch. Sau vụ vượt ngục trong đêm khuya nhưng không thành, lính cai ngục đi tuần dữ hơn nên anh em nghĩ ra một cách, buộc cái lon sữa bò rồi thòng dây xuống hầm. Khi nào lính ngục đi kiểm tra phải giật dây báo hiệu để anh em nhanh chóng lên “điểm danh”. Cứ như thế, ròng rã 3 tháng trời, các đồng chí bị giam ở nhà B6 đã đào thông đường hầm dài hơn 100m, đường kính rộng khoảng 70cm”, ông Kỳ cho biết.

Nhưng khi hầm thông ra ngoài thì đúng lúc trời mưa rất to, nước tràn ngập vào hầm gây tiếng động lớn làm bọn lính cai ngục tỉnh giấc nên sự việc bị bại lộ. Địch bắt toàn bộ tù nhân đào hầm vào các phòng biệt giam, rồi thay nhau tra tấn cả ngày lẫn đêm. Rất nhiều đồng chí đã bị địch đóng đinh, đổ lửa than, thiêu sống, chôn sống. Riêng Hai Lúa bị tra tấn trong thùng phuy, bị đục từng cái răng, chết đi sống lại nhiều lần. Vậy mà địch vẫn không khai thác được gì, chúng đành phải thả ông trở lại nhà B10. Đến ngày 16.3.1973, ông được trao trả theo Hiệp định Paris.

Tuổi già vui với con cháu

Rời “địa ngục trần gian”, ông Kỳ được đưa đi điều dưỡng một thời gian tại Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa). Đến năm 1974, ông trở về quê nhà trong sự ngỡ ngàng của gia đình và bà con làng xóm. Sau khi về lại Gia Lai, với nhiều thương tật trên người nhưng ông Kỳ vẫn tiếp tục tham gia chiến đấu. Sau ngày hòa bình lập lại, ông vào ngành công an, rồi làm Giám đốc thủy lợi Gia Lai… Đến năm 1997, ông về hưu. Đến hôm nay, người chiến sĩ cộng sản Hai Lúa đã bước sang tuổi 80, nhưng những kỷ niệm của người cảm tử quân vẫn hiển hiện và tiếp sức cho ông vượt qua những vết thương của chiến tranh, để mỗi chiều về, ông lại sum vầy, vui vẻ cùng con cháu.

About the author

Ngoài thời gian tư vấn các tour phú quốc , dịch vụ du lịch Phú Quốc , Quang cũng dành chút thời gian rảnh viết đôi dòng chia sẻ đến các du khách về các tin tức , ưu đãi của các dịch vụ du lịch Phú Quốc . Quang tin nó có thể giúp bạn tiết kiệm được kha khá khi đi du lịch Phú Quốc .

Gửi Nhận Xét Hoặc Yêu Cầu Tư Vấn

Bài Viết Mới Nhất

Tháng Chín 17, 2024
Phong Tục Tết Của Các Dân Tộc Việt Nam Có Thể Bạn Không Biết.
Tháng Bảy 23, 2024
Hè Không Đi Biển Thì Đi Đâu ? Top 7 Địa Điểm Du Lịch Tránh Nóng Hot Nhất
Tháng Bảy 23, 2024
Tắm Onsen Là Gì ? Những Nơi Có Tắm Onsen Ở Việt Nam
Tháng Bảy 8, 2024
Mách Bạn Lịch Trình Du Lịch Miền Tây Phú Quốc 4 Ngày 3 Đêm Chi Tiết
Tháng Năm 13, 2024
Tổng Hợp 13 Logo Biểu Trưng Của Các Tỉnh Miền Tây Kèm Ý Nghĩa
Sunset Beach Phú Quốc
Tháng Năm 10, 2024
Top 10 Khách Sạn Phú Quốc Có Bãi Biển Riêng Gần Trung Tâm Dương Đông


Hãy Chọn Chúng Tôi?

  • Giá Dịch Vụ Tốt Nhất
  • Đội Ngũ Hỗ Trợ 24/7
  • Đầy Đủ Mọi Loại Tour
  • Khởi Hành Hàng Ngày


Bạn Cần Tư Vấn?

Hãy nhấc máy lên và gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí.

0963551271

sale@phuquocxanh.com

Liên hệ tư vấn tour phú quốc

Bài Viết Liên Quan

Tất tần tật những điều cần lưu ý khi đi trăng mật tại Phú Quốc
Tháng Tám 21, 2018
XUÔI sông Cửa Cạn Khám Phá Rừng Nguyên Sinh trong tour Hà Nội Phú Quốc
Tháng Hai 14, 2017
Kinh nghiệm du xuân Phú Quốc tự túc bằng tàu
Tháng Chín 20, 2016