Đảo Phú Quốc (Kiên Giang) là đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trên vùng biển Tây – Nam. Cách thành phố Rạch Giá, thủ phủ của tỉnh Kiên Giang 62 hải lý về phía Đông. Cách thị xã Hà Tiên 25 hải lý. Hòn đảo này đang được triển khai một dự án trên 2.336 tỷ đồng. Đưa điện lưới quốc gia ra đảo bằng tuyến cáp ngầm xuyên biển dài nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
Thiếu điện trầm trọng, khắc phục cầm chừng
Những năm trước đây, mỗi khi ra công tác ở đảo Phú Quốc ai ai cũng ngán ngại. Vì tình trạng thiếu điện trầm kha, lúc tỏ lúc mờ. Cuối năm 2001, hệ thống điện trên đảo Phú Quốc chỉ gồm 41 km đường dây trung thế. 44 km đường dây hạ thế. Với 1 trạm phát điện điêden có công suất khoảng 3 MW gồm 2 máy phát DG72 và 3 máy phát Caterpillar. Cấp điện cho 4.252 khách hàng và sản lượng điện thương phẩm cả năm chưa đầy 6 triệu kWh. Vào ngày 25/1/2002 sau khi tiếp nhận bàn giao tài sản từ địa phương. Điện lực Phú Quốc, trực thuộc Điện lực Kiên Giang đã đầu tư đồng bộ vào lưới điện.
Cáp ngầm vượt biển
Để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho đảo Phú Quốc được tỏa sáng ổn định. Công ty điện lực miền Nam (EVVSPC) và tập đoàn Prysmian Powerlink SRL (Italia) đã ký hợp đồng EPC. Với tổng mức đầu tư trên 2.336 tỷ đồng từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới (World Bank).
Song song với dự án cáp ngầm 110 kV xuyên biển Hà Tiên – Phú Quốc còn có công trình đồng bộ như: đường dây 110 kV Kiên Lương – Hà Tiên và trạm 110 kV Hà Tiên. Trong đó, đường dây 110 kV 2 mạch dài khoảng 20 km; trạm 110 kV có quy mô 2 MBA 25 MVA (giai đoạn đầu lắp 1 máy).
Sự thay đổi của Phú Quốc từ khi có mạng lưới điện quốc gia
Dự kiến công trình cáp ngầm xuyên biển này sẽ được nghiệm thu, đưa vào vận hành vào năm 2013. Giúp đảm bảo cung cấp điện ổn định, lâu dài cho huyện đảo Phú Quốc. Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trong khu vực. Đời sống sinh hoạt của nhân dân trên đảo sẽ khởi sắc, đặc biệt là phát triển tiềm năng du lịch biển đảo.
Khi dự án dẫn cáp ngầm lưới điện ra đảo còn có ý nghĩa tác động đến các nghề truyền thống của cư dân ở đảo này. Nhất là sản xuất nước mắm, chế biến hồ tiêu và chế biến hải sản. 471 ha hồ tiêu tập trung ở 3 xã Cửa Dương, Cửa Cạn và Dương Tơ sẽ có nguồn điện sấy khô. Nước mắm Phú Quốc là thương hiệu có từ lâu đời được người tiêu dùng ưa chuộng vì thơm ngon. Dự kiến sẽ có nguồn điện sản xuất thay thế cho máy bơm chạy bằng xăng dầu. Nguồn khai thác hải sản có điện để bảo quản đông lạnh hay chế biến chất lượng sẽ cao hơn. Từ đó nâng tầm cao thương hiệu nước mắm và hồ tiêu, hải sản Phú Quốc.
Phú Quốc thay da đổi thịt và tỏa sáng
Hiện nay phú quốc đã trở thành điểm đến mới củ ngành du lịch Việt Nam và thế giới. Từ khi có điện các dịch vụ cũng phát triển và hoàn thiện hơn nhiều. Nhiều nhà đầu tư đã chọn Phú Quốc là điểm đầu tư hấp dẫn. Đến Phú Quốc hôm nay nhiều người không khỏi choáng váng trước sự thay đổi của nó. Ước tính lượng khách du lịch kỳ nghỉ lễ 30/04 – 01/05 năm 2015 đã tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2014 .
Hãy đến Phú Quốc hôm nay để có 1 kỳ nghỉ dưỡng thật là trọn vẹn cùng bạn bè , gia đình và người thân để cảm nhận sự phát triển cùng những dịch vụ cao cấp tại Phú Quốc