Mỗi tỉnh , mỗi địa phương sẽ đều có logo hay biểu trưng , biểu tượng hoặc linh vật thể hiện văn hoá địa lý , con người của địa phương đó . Hôm nay , Phú Quốc Xanh xin chia sẻ biểu trưng của 13 tỉnh miền tây để các bạn nắm được .
Biểu trưng là gì ?
Biểu trưng, hay logo là biểu tượng nhận dạng cho một địa phương, không chỉ biểu thị trên giấy tờ mà còn là một trong những dấu hiệu đặc trưng khi nhắc đến địa phương ấy.
Phục vụ cho việc giới thiệu về Đồng bằng Sông Cửu Long của một người con sanh trưởng tại đây đến du khách và bạn bè gần xa, Xin tổng hợp những biểu trưng chính thống của 13 tỉnh về cả hành chánh và du lịch.
Biểu trưng của các tỉnh miền tây
Hiện nay có 1 số tỉnh có biểu trưng tỉnh riêng và biểu trưng / biểu tượng cho ngành du lịch riêng. Mời các ban tham khảo bên dưới.
Biểu trưng tỉnh An Giang
Tổng thể của biểu trưng thể hiện các yếu tố địa hình, địa lý, lịch sử, con người và thế mạnh kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh An Giang.
>>>Xem thêm : Nên đi Miền Tây hay Phú Quốc : Ở Đâu Đẹp Hơn ? Vui Hơn ?
Ý nghĩa của biểu tượng tỉnh An Giang
Nét chính của chữ A (An) có hình tam giác với 6 vạch xiên, tượng trưng cho bảy ngọn núi vùng Thất Sơn.
Chữ G (Giang) cách điệu, bao hàm nhánh lúa uốn cong với 11 hạt lúa; vừa tượng trưng 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, vừa tượng trưng cho vựa lúa lớn của cả nước.
Phần dưới chữ G với 2 vạch ngang màu trắng nằm song song tượng trưng cho sông Tiền và sông Hậu chảy qua An Giang.
Vạch trắng cong bên dưới tượng trưng cho kênh Vĩnh Tế nối liền với dòng sông Hậu (dấu tích khai phá vùng đất phương Nam của tiền nhân).
Phía dưới cùng là hình tượng cá basa, tượng trưng cho một trong những thế mạnh về thủy sản của tỉnh.
Giữa chữ G là hình tượng Đền tưởng niệm cố Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tôn Đức Thắng, người con ưu tú của quê hương An Giang.
Biểu tượng của tỉnh An Giang có hai màu chính: xanh lam và vàng sẫm. Màu xanh lam thể hiện màu trời, màu vàng sẫm thể hiện màu đất.
Khoảng trống phía dưới chữ A dành để in tên cơ quan, đơn vị sử dụng biểu tượng chính thức của tỉnh; được in bằng màu đỏ sẫm.
Tác giả thiết kế : Chưa rõ tác giả.
Biểu trưng du lịch An Giang
Biểu trưng cách điệu hình ảnh núi non An Giang, bên trái là Chùa Vạn Linh trên đỉnh núi Cấm linh thiêng và những vệt phất lên tượng trưng cho sông nước với nguồn lợi hải sản dồi dào cùng ruộng lúa xanh.
>>>Xem thêm : Những Ngôi Chùa Miền Tây Có Thiết Kế Độc Đáo Nhất Hiện Nay
Biểu trưng tỉnh Bạc Liêu
Biểu trưng Bạc Liêu thể hiện sự đoàn kết, hòa thuận, gắn bó trường tồn, là hình ảnh tổng hòa các yếu tố đậm chất thơ, là sự hiện hữu giữa thiên nhiên và con người. Bố cục tạo hình sáng tạo, chặt chẽ, hài hòa tạo nên một Bạc Liêu mạnh mẽ, tươi sáng, tượng trưng cho sự trường tồn, phát triển bền vững trong tương lai. Thể hiện sự thống nhất lịch sử, văn hóa, tiềm năng kinh tế – xã hội, khẳng định vị thế của tỉnh Bạc Liêu trong quá trình hội nhập và phát triển.
Ý nghĩz của logo tỉnh Bạc Liêu
Theo Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 26/3/2019 về ban hành Quy chế quản lý và sử dụng Biểu trưng tỉnh Bạc Liêu, đặc điểm Biểu trưng tỉnh Bạc Liêu như sau:
Cây Đàn Kìm: Đặc trưng quê hương đờn ca tài tử Nam Bộ, giai điệu quyến luyến “Dạ cổ Hoài Lang” nổi tiếng của Cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, giai thoại về công tử Bạc Liêu hào hoa, phong nhã thuở xưa.
Cánh chim: Thể hiện vùng đất trẻ Bạc Liêu, nơi “Đất lành chim đậu gợi những cung bậc, nhạc điệu hòa thanh, mượt mà, sâu lắng”, có vườn chim Bạc Liêu lớn nhất là một trong những khu vực được đưa vào hệ thống bảo tồn thiên nhiên quốc gia của Việt Nam; cánh chim tung bay, vùng đất Bạc Liêu “cò bay thẳng cánh” hay cánh chim Hải Âu trên biển Bạc Liêu dài, rộng mênh mông, bao la, giàu thủy hải sản, những cánh đồng muối nối dài bất tận.
Bông Lúa: Vẻ đẹp non nước thân thương, hữu tình, thiên nhiên ưu đãi, phát triển mạnh về nông nghiệp. Sóng nước, đường nét uốn lượn mềm mại, duyên dáng, như một nét duyên Văn hoá đất Bạc Liêu với sông, biển hiền hòa bao đời nay vẫn chảy.
Dòng chữ Bạc Liêu: Font chữ Arial đơn giản hiện đại, khoẻ khoắn, dễ đọc.
>>>Xem thêm : Tour Phú Quốc Miền Tây: Kiên Giang Cà MauBạc Liêu- Sóc Trăng Cần Thơ
Biểu trưng Bạc Liêu được sử dụng trong in, khắc, dán trên ấn phẩm, vật dụng và các hình thức trực quan như: trên các ấn phẩm quà lưu niệm, sổ công tác, sách, phong bì và các ấn phẩm khác, biểu trưng được đặt ở vị trí phù hợp, trang trọng; trên các áp phích, băng rôn, pano tuyên truyền cổ động biểu trưng được in, dán vào góc bên trái hoặc chính giữa phía trên đảm bảo hài hòa, cân đối và trang trọng; trên phông trang trí hội nghị, biểu trưng được đặt bên trái ở vị trí thấp hơn Đảng kỳ, Quốc kỳ. Làm quà tặng, quà lưu niệm cho các tập thể, cá nhân trong các ngày lễ, sự kiện chính trị. Trong hoạt động thương mại và các trường hợp khác…
Biểu trưng du lịch Bạc Liêu
Bạc Liêu chưa có BTDL chính thức nhưng ở các điểm tham quan có trang trí hình cây đờn Kìm như một biểu tượng du lịch nên Duy lấy logo Festival Đờn ca tài tử lần đầu tiên tổ chức ở tỉnh nầy đưa vào minh họa, rất ý nghĩa đúng không nào?
>>>Xem thêm : Tour Du Lịch Hà Nội Miền Tây Phú Quốc
Biểu trưng du lịch Bến Tre
Logo ngành du lịch tỉnh được công bố là tác phẩm đạt giải nhất Cuộc thi Sáng tác biểu trưng và khẩu hiệu du lịch của tỉnh. Tác phẩm mang mã số MS35 của tác giả Trần Giang Nam (TP. Hồ Chí Minh). Logo gồm hình ảnh cách điệu của chiếc xuồng ba lá Nam Bộ đang tiến về phía trước, cùng với những tán lá dừa xòe tròn, cũng đồng thời gợi sự liên tưởng đến hình ảnh cánh chim đang vút bay, thể hiện nhịp điệu phát triển của du lịch Bến Tre. Bố cục chuyển động hình tròn của logo thể hiện sự năng động, đổi mới, hội nhập phát triển du lịch của tỉnh.
Logo sử dụng 3 màu chính là xanh lá, xanh dương và vàng. Màu xanh lá của tán lá dừa xòe tròn tượng trưng cho du lịch xanh, du lịch sinh thái miệt vườn. Màu xanh dương của hình ảnh chiếc xuồng ba lá cách điệu cũng hàm ý nói đến du lịch sông nước. Màu vàng là biểu tượng cho sự chân tình, hào sảng, thân thiện, hiếu khách của người dân Bến Tre đối với du khách. Phía dưới có dòng chữ “Bến Tre” màu xanh dương.
>>>Xem thêm : Chợ Nổi : Nét đặc sắc của văn hóa Miền Tây Nam Bộ
Biểu trưng tỉnh Cà Mau
Biểu tượng bản đồ tỉnh Cách điệu, với nền xanh đại diện cho biển cả quê hương và đảo Hòn Khoai,…
Biểu trưng du lịch tỉnh Cà Mau
Bản quyền “Logo Du lịch Cà Mau năm 2016” của tác giả Hoàng Xuân Hiếu thuộc về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cà Mau. Logo du lịch được sử dụng phục vụ cho các nội dung như: Chương trình thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch và các dịch vụ như bản in, tạp chí, sản phẩm lưu niệm, ấn phẩm quảng bá du lịch, danh thiếp, kỷ niệm chương, huy hiệu…
Logo Du lịch Cà Mau có ý nghĩa: “Tổ quốc ta như một con tàu, mũi tàu ta đó mũi Cà Mau” (thơ Xuân Diệu); là nơi “Đất biết sinh, rừng biết đi” một câu nói đã đi vào tiềm thức bao người.
Ý tưởng logo lấy cảm hứng từ đó và bằng ngôn ngữ đồ họa tạo hình tinh túy, hàm súc đã xây dựng nên Logo Du lịch tỉnh Cà Mau hướng đến khát vọng, truyền tải thông điệp ấn tượng, bản sắc, độc đáo và tràn đầy khí chất của miền đất địa đầu cực Nam Tổ quốc. Khởi nguồn logo là sự khai triển từ chữ cái CM (Cà Mau). Chữ C được tạo hình với đặc điểm ở góc nhọn hình bản đồ Đất Mũi, được biểu hiện qua 3 mảng màu chuyển tiếp liên hoàn, nhằm biểu hiện về đặc tính lấn biển nhờ sự bồi đắp, tích tụ của nguồn phù sa màu mỡ, chính thực tế ấy đã đem lại cái cảm giác “đất biết sinh” một miêu tả nhân cách hóa độc đáo. Chữ M được cách điệu bằng ba mảng hình tiếp nối nhau, như những tán rừng xanh bất tận, theo chân đất mà vươn ra, đất nở đến đâu thì cây xanh đâm chồi bám rễ đến đó, “cây đước đến đâu, cây tràm đến đó, cây mắm theo sau…” và điều này đã được hình tượng hóa thành “rừng biết đi”; đồng thời, cánh rừng còn thể hiện hệ sinh thái đa dạng, phong phú của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau.
Giá trị đặc biệt của logo là tính tạo hình tổng thể, hình tượng “một con tàu” nhìn từ trên cao xuống, chở đầy hào khí, đang căng buồm vươn mình ra biển lớn, tượng trưng cho tiềm năng thế mạnh đặc biệt và độc đáo cho ngành Du lịch Cà Mau, truyền tải triết lý về sự phát triển ngành Du lịch Cà Mau không chỉ trong nước mà còn vươn ra khu vực và thế giới, góp phần bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc biển đảo và tô thêm sắc màu cho ngành Du lịch Việt Nam. Bên cạnh hình tượng chính logo còn gợi mở ra nhiều sự liên tưởng đến những hình tượng đẹp như: hình tượng bông hoa đang nở, cánh chim tung bay, nhằm góp phần tạo nên sự sinh động cho tác phẩm đồ họa logo Du lịch Cà Mau.
>>>Xem thêm : TẤT TẦN TẬT về tàu cao tốc Phú Quốc Cà Mau hiện nay
Biểu trưng của Thành phố Cần Thơ
Biểu tượng của TP Cần Thơ là hình tròn có nền trắng, bên trong là hình tượng nhà lồng chợ cổ Cần Thơ nằm bên dòng sông Cửu Long có hình giống như rồng đang bay lên, bên dưới là chữ “Cần Thơ” (ảnh), những hình tượng bên trên nền trắng đều có màu xanh lục nhằm thể hiện màu của lúa xanh, cỏ cây – gam màu chủ đạo của khu vực ĐBSCL.
Biểu trưng du lịch Thành phố Cần Thơ
Ý tưởng logo là sự kết nối uyển chuyển các đường nét tạo nên hình tượng “Cây cầu Cần Thơ và dòng Cửu Long”, tất cả nhằm chuyển tải nội hàm về vùng đất hội tụ nhiều giá trị Văn hoá – Thiên nhiên – Con người. Nơi mà tất cả làm nên một, một Thành phố sông nước hạnh phúc soi mình trên sông Hậu hiền hòa, đang chuyển mình phát triển từng giờ, đặc biệt đối với ngành Du lịch. Sự liên kết mềm mại của hai hình tượng còn thể hiện cho địa danh thân thiện, không khoảng cách, mang tình người xích lại gần nhau nhờ đặc trưng văn hóa của trung tâm Đô thị miền sông nước Tây Nam Bộ, qua đó nêu bật được tiềm năng, thế mạnh, mũi nhọn của ngành du lịch sinh thái bền vững. Và thể hiện chốn kết nối, gặp gỡ, giao lưu, đầu tư và phát triển viên mãn.
>>>Xem thêm : 10 địa điểm du lịch miền tây đông khách nhất hiện nay
Sự quyện hòa cây Cầu Cần Thơ và dòng Cửu Long còn ẩn chứa ý niệm về triết lý “Đồng khí tương cầu – Đồng thanh tương ứng” về tinh thần đoàn kết, của Đảng bộ, Nhân dân vì Thành phố văn minh, phát triển, vì ngành Du lịch Cần Thơ bay cao, vươn xa. Tất cả đã phác họa nên hình ảnh Cần Thơ chân thật, hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư và du khách gần xa, bởi những tiềm năng, những nét độc đáo, những trải nghiệm thú vị và cả tình người Cần Thơ nồng nàn, vui vẻ, làm lý do níu lòng Du khách.
Logo mang phong cách hiện đại, với gam màu xanh lục chủ đạo, kết hợp với chữ Cần Thơ tự nhiên và slogan dung dị “Đô thị miền sông nước” tất cả tạo nên một chỉnh thể logo thống nhất, cô đọng tinh túy, mang thông điệp dễ hiểu, thân thiện và bền vững đại diện cho ngành Du lịch thành phố Cần Thơ.
Biểu trưng tỉnh Đồng Tháp
Về tổng thể, biểu tượng tỉnh Đồng Tháp được thể hiện theo hình tròn.
Hình hoa sen thể hiện loài hoa đặc trưng ở Đồng Tháp, như nhà thơ Bảo Định Giang đã viết: “Tháp Mười đẹp nhất bông sen – Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”, các cánh sen tượng trưng cho thành phố và các huyện, thị xã của tỉnh Đồng Tháp.
Hình chim sếu đang múa là hình ảnh của sự thanh bình, thịnh vượng, môi trường thiên nhiên trong lành (sếu đầu đỏ là một trong những loài chim quí hiếm ở Khu bảo tồn vườn quốc gia Tràm Chim – huyện Tam Nông).
Hướng vươn lên của các cánh sen biểu thị sự phát triển.
Vòng tròn hình bông lúa thể hiện về nền kinh tế nông nghiệp chủ lực của tỉnh Đồng Tháp.
Biểu tượng được trang trí 3 màu: tím hồng, vàng cam và tím đỏ.
Tác giả: Họa sĩ Quang Trình (Trung tâm Văn hóa tỉnh Đồng Tháp).
Biểu trưng du lịch Đồng Tháp
Hình ảnh điểm đến được nhiều học giả và nhà nghiên cứu trên thế giới thừa nhận là nhân tố quyết định quan trọng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách. Do đó các nhà marketing địa phương rất quan trọng việc xây dựng hình ảnh điểm đến một cách nhất quán và khác biệt để tăng sự cạnh tranh với các địa phương khác. Trên nền tảng hình ảnh đó một chiến lược về xây dựng thương hiệu và quảng bá sẽ được triển khai. Các logo, khẩu hiệu tuyên truyền cũng được xây dựng trên hình ảnh chủ đạo này.
Phương pháp áp dụng là mô hình “Hình ảnh điểm đến và hành vi du khách”, các yếu tố đặc trưng đóng góp “tích cực” nhất vào hình ảnh tổng thể của du lịch Đồng Tháp được nhận diện và đề xuất phát huy.
>>>Xem thêm : Lịch trình phượt miền tây của nhóm bạn trẻ Hà Nội
– Hình ảnh lý tính: là những hình ảnh, biểu tượng xuất hiện tức thì khi nghĩ về một điểm đến. Những hình ảnh này cũng sẽ gián tiếp tác động tới cảm xúc về một điểm đến đã từng qua.
+ Hoa Sen: đặc trưng với nhiều chủng loại tại Tháp Mười, Tràm Chim và nhiều huyện thị khác trên khắp tỉnh Đồng Tháp. Sen hiện diện khắp nơi và trở thành một hình ảnh quen thuộc đi vào thơ ca:
“Tháp Mười đẹp nhất hoa sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
+ Không gian mênh mông và hoang sơ của Đồng Tháp Mười: trong yếu tố này những hình ảnh thành phần gồm có: sếu, chim, mùa nước nổi, cá, cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, rừng tràm bạt ngàn, Làng hoa Sa Đéc.
+ Con người thân thiện mến khách: bản tính phóng khoáng, hào sảng và chất phác của con người miền tây được du khách đánh giá cao (tuy nhiên đây cũng là yếu tố mang tính 2 mặt vì đồng thời bị liên tưởng kém chuyên nghiệp).
+ Ẩm thực: theo các đối tượng khảo sát ẩm thực Đồng Tháp được đánh giá rất cao bởi tính giản đơn, không cầu kỳ trong phương pháp chế biến nên giữ được hương vị vốn có của thức ăn. Ăn ở Đồng Tháp tận hưởng thiên nhiên.
– Hình ảnh tâm lý: là những cảm xúc du khách cảm nhận được khi đến với Đồng Tháp và mong tìm lại cho lần du lịch sau.
+ Yên lành
+ Tĩnh lặng
+ Thư giãn
+ Thân thiện
Những hình ảnh lý tính cũng như hình ảnh tâm lý (cảm xúc) trên hoàn toàn trùng khớp với những đặc trưng vốn có của du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng. Có nghĩa là du lịch sinh thái và du lịch cộng đồng của Đồng Tháp đã và đang được đón nhận. Do đó những hình ảnh tích cực này cần được tiếp tục phát huy.
Với hình ảnh sen và xu hướng phát triển của Thiền học trong những năm sắp tới, chúng tôi đề xuất bổ sung thêm “văn hóa tâm linh thiền học” như một nét riêng để hình thành các hình ảnh chủ lực của Đồng Tháp.
Theo đó Đồng Tháp sẽ là một điểm đến du lịch sinh thái – văn hóa cộng đồng và tâm linh thiền học. Đến với du lịch Đồng Tháp là tìm đến sự thư giãn của không gian sen, của thiên nhiên trong lành và tìm thấy một tinh thần thanh thoát.
Khẩu hiệu định vị:
Tiếng Việt : “ĐỒNG THÁP – Thuần khiết như hồn sen”
Tiếng Anh: “ĐỒNG THÁP – As pure as Lotus”
>>>Xem thêm : Kinh nghiệm du lịch Miền Tây từ Hà Nội và các tỉnh miền bắc
Biểu tượng “Bé Sen Đồng Tháp” đại diện cho du lịch
Logo du lịch Đồng Tháp: là một biểu tượng búp sen cách điệu hình chim sếu với nét vẽ thanh thoát, phóng khoáng. Màu hồng của sen làm chủ đạo được đặt trên nền của màu xanh thiên nhiên trong lành cùng màu vàng của văn hóa tâm linh thuần khiết. Toàn thể logo muốn truyền tải thông điệp quảng bá của du lịch Đồng Tháp: “Thuần khiết như hồn sen”.
Biểu tượng “Bé Sen Đồng Tháp” đại diện cho du lịch và có mặt trên sticker Zalo
Kể từ chiều 06/7/2017, biểu tượng “Bé Sen Đồng Tháp” đã có mặt trên Zalo – một mạng xã hội đang có trên 70 triệu người sử dụng, sau khi được Công ty sự kiện và truyền thông Say Cheese (đơn vị phát triển) thương lượng thành công với Công ty cổ phần VNG, đưa bộ sticker Bé Sen vào ứng dụng tin nhắn Zalo.
Biểu tượng “Bé Sen” được Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp chính thức lựa chọn làm biểu tượng vui (linh vật) đại diện cho tỉnh vào tháng 6/2014. Hình ảnh “Bé Sen” vui nhộn, thân thiện và năng động được cách điệu từ hoa sen và thiết kế dựa trên 3 màu sắc chủ đạo là xanh, hồng, vàng đại diện cho sự thân thiện, mến khách và sáng tạo của vùng đất Sen hồng.
Đồng Tháp hiện là địa phương duy nhất trên cả nước có được bộ sticker mang đặc trưng riêng trên mạng xã hội. Việc đưa biểu tượng “Bé Sen Đồng Tháp” vào ứng dụng tin nhắn của Zalo là cơ hội để quảng bá hình ảnh Đồng Tháp đến cộng đồng người dùng Zalo khắp cả nước và thế giới.
>>>Xem thêm : [MÁCH BẠN] Phương tiện đi Phú Quốc từ các tỉnh miền tây
Biểu trưng tỉnh Hậu Giang
Tổng thể biểu trưng là vòng tròn khép kín, trung tâm phía trên là cờ đỏ sao vàng, tiếp đến là hình ảnh những tòa nhà cao tầng, nhà máy, hình ảnh bờ kè và kênh xáng Xà No, bên phải hình bông lúa. Nhìn chung, biểu trưng tỉnh Hậu Giang mang phong cách “nhà nước” thuần túy.
Biểu trưng này rất quen thuộc với nhiều người dân địa phương. Nhưng bên cạnh đó, tỉnh Hậu Giang cũng vừa hoàn tất thiết kế “hình ảnh nhận diện” tỉnh. Khái niệm này không xa lạ, bởi ở các địa phương, biểu trưng chính là một hình ảnh nhận diện với các đặc trưng của nơi đó. Tuy nhiện việc tách riêng biểu trưng tỉnh và hình ảnh nhận diện tỉnh có vẻ là một việc khá mới mẻ và ít gặp. Hiện chưa rõ Hậu Giang sẽ dùng hình ảnh nhận diện tỉnh mới được thông qua hay sẽ dùng song song cùng biểu trưng hiện thời của tỉnh.
Biểu trưng du lịch Hậu Giang
Xây dựng hình ảnh nhận diện tỉnh Hậu Giang là hoạt động nằm trong Đề án Tạo dựng hình ảnh tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Cá nhân Ad thấy hình ảnh nhận diện này mang một diện mạo mới, là một bước tiến đến sự tinh giản với các logo hành chính khối Nhà nước hiện nay. Nếu so sánh, nó cô đọng như hệ thống biểu hiệu của các tỉnh/thành phố Nhật Bản đang sử dụng. Rất có thể Hậu Giang sẽ là tỉnh tiên phong tạo nên một xu hướng mới cho các địa phương khác ở Việt Nam.
Biểu tượng bảy cánh hoa trên nền màu xanh tượng trưng cho bảy ngã sông, ghe thuyền được chọn làm hình ảnh đại diện chính quyền Hậu Giang. Chính giữa là mặt trời tỏa sáng mang ý nghĩa “sông nước giao duyên, tinh hoa hội tụ” cùng kiến tạo nên cuộc sống mới trù phú và nghĩa tình.Đối với các nhóm ngành thì hình ảnh bảy cánh hoa sẽ có màu sắc uyển chuyển.
>>>Xem thêm : Kinh nghiệm du lịch Miền Tây 2 ngày 1 đêm : TP HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ – TP HCM
Việc lựa chọn hình ảnh bảy chiếc thuyền gắn liền với bảy dòng sông nổi tiếng ở thành phố Ngã Bảy là hình ảnh độc đáo và mang màu sắc riêng biệt của Hậu Giang mà hiện nay chưa có tỉnh thành nào lựa chọn. Đây sẽ là điểm nhấn về du lịch. Một trong những ngành kinh tế trọng điểm Hậu Giang đang muốn khai thác là miệt vườn và du lịch. Bảy mái chèo thể hiện cho mặt trời lan tỏa, bừng sáng. Bảy con thuyền có sự vận động còn là hình ảnh hạt gạo, cũng là bông hoa thể hiện sự thân thiện của Hậu Giang.
Biểu trưng tỉnh Kiên Giang
Biểu trưng cho tỉnh Kiên Giang chính là cổng Tam Quan, Công trình kiến trúc dường như đã in hằn vào tâm thức những người con Kiên Giang xa quê và trở thành một dấu hiệu rất riêng mỗi khi khách phương xa nhắc về tỉnh Kiên Giang.
Lịch sử Cổng Tam Quan:
Cổng Tam Quan này được xây dựng vào năm 1955 vào thời kỳ Pháp thuộc. Mục đích ban đầu xây dựng chiếc cổng này là tạo điểm son cho Rạch Giá và cũng là cổng thành khi vào trung tâm thành phố. Tât nhiên, khi ấy Rạch Giá là tỉnh và chỗ Trung tâm chợ Rạch Giá bây giờ chính là cơ quan đầu não. Khi mới xây dựng, cổng Tam Quan có vai trò là cổng làng khi đi vào Rạch Giá từ phía các huyện.
>>>Xem thêm : Nhà Xe Sài Gòn Rạch Giá : Thông Tin và Số Điện Thoại
Về lịch sử Cổng Tam Quan Rạch Giá, nó được xây dựng theo phong cách truyền thống của Việt Nam. Theo đó gồm có 3 ô cửa (tam quan) hình vòm cung. Cổng tam quan mang ý nghĩa “3 cách nhìn” của Phật là “hữu quan”, không quan” và “trung quan”, thể hiện cái giả, cái vô thường và trung dung của cả hai.
Cổng tam quan có 3 lối đi và cửa giữa lớn hơn của hai bên. Trước đây, cổng Tam Quan Rạch giá có thiết kế đậm chất truyền thống với hai câu đối đắp hai bên và phần trán cửa có ghi tên “Châu Thành Rạch Giá” không dấu.
Khác với cổng tam quan khác, chiếc cổng này có thiết kế 3 ô hình vòng cung mềm mại. Trên mỗi vòm cổng đều có 2 tầng mái. Và trên mái lại được trang trí những hình tượng mang ý nghĩa riêng.
Cổng Tam Quan từ vị trí cửa ngõ đã trở thành công trình nằm ở trung tâm của thành phố. Ngày nay, cổng Tam Quan được sơn mới lại nhiều lần, lắp cả hệ thống đèn chiếu vào ban đêm. Và câu đối hai bên cũng như dòng chứ “Châu Thành Rạch Giá” cũng không còn nữa. Tuy thế, nó vẫn là biểu tượng, là niềm tự hào của người dân Rạch Giá nói riêng và Kiên Giang nói chung.
>>>Xem thêm : Nhà Xe Sài Gòn đi Hà Tiên : Danh Sách và Số Điện Thoại chi tiết
Với người dân địa phương, chiếc cổng này gần gũi như người bạn lâu năm vậy. Nó đứng đó, lặng lẽ chứng kiến sự trưởng thành và phát triển của một thành phố biển năng động. Cảm giác mỗi khi đi xa về, Cổng Tam Quan thấp thoáng phía xa báo hiệu “Đến nhà rồi!”
Biểu trưng tỉnh Long An
Tổng thể biểu trưng tỉnh Long An là sự hòa quyện hình – nền với điểm nhấn là hai chữ “LA” được cách điệu từ tên tỉnh Long An, thể hiện tinh thần đoàn kết, cùng phát triển.
Màu đỏ tượng trưng cho truyền thống cách mạng hào hùng của vùng đất Long An “trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc” và Tháp Mười anh dũng (hình tượng bông sen), thể hiện sự thịnh vượng và phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
- Màu xanh lá tượng trưng cho nông nghiệp – thế mạnh của Long An hướng đến sự phát triển bền vững.
- Màu xanh dương tượng trưng cho sự đổi mới, năng động và hội nhập.
Hai màu xanh lá, xanh dương tượng trưng cho 2 con sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây là nét đặc trưng về địa lý của Long An.
Hình tượng chim bồ câu tượng trưng cho sự thanh bình của quê hương, đất nước, đồng thời là khát vọng ngàn đời của nhân dân ta xuyên suốt quá trình đấu tranh, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
Tác giả: Trần Giang Nam (TP.HCM)
>>>Xem thêm : Hướng dẫn đi du lịch Miền Tây sông nước
Biểu trưng tỉnh Sóc Trăng
Bên trong logo thể hiện hai chữ S.T, viết tắt của chữ Sóc Trăng, gắn kết với nhau tạo thành hình cánh chim bồ câu bay lên, bên vầng trăng đang nhô lên trên dòng sông Hậu hiền hòa, tượng trưng cho cuộc sống thanh bình và phát triển.
Hình ảnh mặt trăng trên sông, thể hiện Sóc Trăng là mãnh đất “Sông Trăng”. Hình ảnh mặt trăng còn chuyển tải “Lễ hội cúng trăng và đua ghe ngo.
Hình chữ T tượng trưng cho con tàu thể hiện thế mạnh đánh bắt thủy, hải sản cũng như thể hiện cảng biển Sóc Trăng đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch cảng quốc gia của tỉnh. Nhất là chữ T mang hình con tàu vươn khơi thể hiện khát vọng vươn lên, vươn ra biển lớn và hội nhập.
Đường lượn sóng bên dưới là thể hiện biển và các dòng sông chảy qua địa phận tỉnh mang phù sa về bồi đắp cho mãnh đất Sóc Trăng màu mở, trù phú. Mang lại cho tỉnh nền nông nghiệp phát triển.
Logo sử dụng màu xanh lá thể hiện nền nông nghiệp phát triển của tỉnh. Màu vàng là màu phồn thịnh, màu của văn hóa lễ hội.
>>>Xem thêm : Chùm Tour Miền Tây Phú Quốc hot nhất
Biểu trưng du lịch Sóc Trăng
Logo du lịch Sóc Trăng được thể hiện bằng hai chữ ST (viết tắt chữ Sóc Trăng) tạo thành hình tượng con cò. Chữ S được cách điệu làm phần cổ của con Cò, chữ T được tạo bởi phần cánh và thân, gắn kết với nhau tạo ra những đường nét uốn lượn tượng trưng cho dòng sông Hậu hiền hòa chạy qua địa phận tỉnh Sóc Trăng đem phù sa bồi đắp cho vườn cây ăn trái phát triển sum xuê, trĩu quả mang lại cho tỉnh lợi thế về du lịch sinh thái miệt vườn gắn với vườn cây ăn trái, nó còn thể hiện cho hình ảnh khu du lịch cồn Mỹ Phước, chợ nổi Ngã Năm, một chợ nổi còn giữ nguyên được nét sinh hoạt trên sông đặc trưng duy nhất tại đồng bằng sông Cửu Long.
>>>Xem thêm : Tour Phú Quốc Miền Tây 6 Ngày 5 Đêm ( Cà Mau Bạc Liêu Cần Thơ Sài Gòn )
Trung tâm logo là hình ảnh mái chùa Khmer cách điệu thể hiện cho các ngôi chùa, điểm đến, di tích nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng, bên trái logo được bao bọc bởi một đường cong, điều này thể hiện cho Mặt Trăng trong văn hóa đồng bào Khmer, vị thần cai quản thời tiết mùa màng trong năm, vì vậy hàng năm đồng bào Khmer Sóc Trăng thường tổ chức Lễ hội Oóc Om Bóc hay còn gọi là Lễ Cúng trăng, mà ngày nay đã trở thành Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng thể hiện sự giao thoa văn hóa đặc sắc của cộng đồng ba dân tộc tại Sóc Trăng. Tóm lại, logo sử dụng màu xanh dương thể hiện du lịch sông nước. Màu xanh lá thể hiện du lịch sinh thái. Màu vàng thể hiện du lịch văn hóa.
Biểu trưng tỉnh Tiền Giang
Biểu tượng tỉnh Tiền Giang được thể hiện bằng chữ tượng hình từ tên viết tắt TG (Tiền Giang), với đường nét chắc khỏe mà mềm mại, gây ấn tượng đối với người xem.
Biểu tượng được khắc họa bằng một số hình ảnh đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước, thể hiện sự phát triển kinh tế-xã hội của Tiền Giang trong thời đại mới.
Tổng thể biểu tượng là một khối thống nhất, nằm gọn theo vòng tròn vận động, biểu tượng cho sự ấm no hạnh phúc, hứa hẹn một tương lai tốt đẹp hơn của quê hương Tiền Giang.
Tác giả: Họa sĩ Phạm Tam (Giảng viên Thiết kế đồ họa, ĐH Kiến trúc TP.HCM).
>>>Xem thêm : Review Cần Thơ Trong 24h TÔI THẤY ĐẸP CÒN BẠN THÌ SAO
Biểu trưng tỉnh Trà Vinh
Trà Vinh chọn biểu trưng với bông sen và đền thờ Bác Hồ là hình tượng chính.
Biểu trưng tỉnh Vĩnh Long
Biểu trưng tỉnh Vĩnh Long được bố cục trong hình tròn, thể hiện sự năng động, bền vững, trang trọng.
Màu chủ đạo là màu xanh, gợi ra vùng sông nước trù phú với những cù lao màu mỡ. Trên đó là hình ảnh cách điệu cánh chim đang bay trên mênh mông vườn cây và thảm lúa.
Cánh chim được tạo hình bằng hai chữ “V” và “L” – chữ viết tắt tên tỉnh Vĩnh Long.
Phía dưới là hình ảnh khái quát di tích Văn Thánh Miếu – thông điệp về vùng đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa đang chuyển mình vươn đến tương lai trong yên bình và thịnh vượng.
Tác giả: Họa sĩ Nguyễn Nghiêm (Giảng viên Trường Đại học Văn Lang)
Trên đây , Phú Quốc Xanh đã giới thiệu tới các bạn logo biểu tượng của 13 tỉnh miền tây . Việc tìm hiểu biểu trưng của 13 tỉnh cũng đưa chúng ta đi hết những nét văn hoá độc đáo của 13 tỉnh miền tây rồi.
>>>Xem thêm : Review cần thơ 2 ngày 1 đêm tự túc từ Sài Gòn
Bạn muốn đi du lịch miền tây ?
Quý khách muốn tham khảo thêm thông tin hoặc muốn tổ chức 1 tour du lịch miền tây thì đừng ngại ngần liên hệ ngay với Phú Quốc Xanh . Chúng tôi chuyên tổ chức các tour Phú Quốc kết hợp khám phá 13 tỉnh miền tây .
Nếu đi theo đoàn thể, công ty và cần tư vấn thêm về các chương trình du lịch Phú Quốc hãy liên hệ hotline khách đoàn: 0963.55.29.71. Nếu bạn đi theo nhóm nhỏ, gia đình cần tư vấn hãy liên hệ hotline nhóm khách lẻ: 0963.55.12.71.
>>>Xem thêm : Đặt phòng khách sạn resort tại Phú Quốc UY TÍN NHẤT
Tour Phú Quốc Trọn Gói khởi hành liên tục từ Sài Gòn , Hà Nội , Hải Phòng , Cần Thơ…. :
- Tour Phú Quốc 2 ngày 1 đêm
- Tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm
- Tour Phú Quốc 4 ngày 3 đêm
- Tour Phú Quốc 5 ngày 4 đêm
Tour Phú Quốc 1 Ngày khởi hành tại Phú Quốc với dịch vụ đón tiễn tại khách sạn của du khách :
- Tour câu cá lặn san hô nam đảo 1 ngày
- Tour câu mực ngắm hoàng hôm
- Tour Hòn Móng Tay ( Tour 2 đảo)
- Tour 4 Đảo Phú Quốc 1 Ngày
- Tour Thăm Quan Đông Nam Đảo
- Đi bộ Dưới Biển Phú Quốc