Một năm, người Việt có Tết Nguyên Đán vào mồng một tháng giêng âm lịch là ngày Tết lớn nhất, là thời điểm giao mùa giữa năm cũ và năm mới. Tết Nguyên Đán Việt Nam từ buổi “khai thiên lập địa” đã tiềm tàng những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người, vũ trụ qua bốn mùa, xuân-hạ-thu-đông và quan niệm “ơn trời mưa nắng phải thì” chân chất của người nông dân cày cấy ở Việt Nam…là dịp tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, cội nguồn, gia cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý và tình làng nghĩa xóm…
Ngày Tết trên quê hương Việt Nam
Thế nhưng dù sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam nhưng do khác nhau về đặc điểm khí hậu, văn hóa và con người nên ở mỗi vùng miền của mảnh đất chữ S này lại có những sự khác nhau nhất định về phong tục tập quán nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán.
Văn hóa ngày tết ở miền Bắc, Trung:
Miền Bắc
Do tính chất khí hậu nên người miền Bắc rất chuộng chơi hoa đào, quất, mỗi nhà đều sẽ có một cây đào, như một thứ bùa hộ mệnh cho gia đình mang lại may mắn trong năm. Mâm ngũ quả ở miền bắc và miền trung nhìn chung nhỏ hơn mâm ngũ quả ở miền Nam và không thể thiếu 3 loại quả: Chuối, bưởi, quýt (hoặc cam). Mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc rất sinh động và giàu màu sắc với quan niệm mang tài lộc cho gia chủ.
Mâm cỗ truyền thống của người miền Bắc
Với món thường gặp nhất là canh bóng lợn và nấm, miến gà hoặc canh giò nấu măng. Những món khô có các loại giò, chả là đặc trưng riêng biệt nhất của mâm cỗ miền Bắc phải kể đến như: giò thủ, chả lụa. Đặc biệt không thể thiếu trong mâm cơm là bánh chưng.
Miền Trung:
Ngoài các khu vực đặc trưng như Huế và các tỉnh ảnh hưởng ít nhiều từ văn hóa miền Bắc, cỗ Tết miền Trung thường đơn giản hơn và thể hiện tinh thần tiết kiệm, sẻ chia. Món ăn thường được chia vào các bát đĩa nhỏ chứ không bày đầy như miền Bắc nhưng cũng rất đa dạng. Các món ăn thường là các món cuốn với bánh tráng và rau.
Thương nhớ mâm cỗ Tết miền Trung
Vì vậy, bữa ăn ngày Tết thường thấy thịt luộc, các loại nem tré, nem lụi, các món khi mặn hoặc hấp. Tiêu biểu phải kể đến là thịt ngâm mắm, dưa món…Ngoài ra, món bánh tét hay bánh chưng miền Trung cũng khác các vùng miền khác, thường được gói chặt hơn, nhân đậu xanh ít để giữu được bánh lâu hơn.
Văn hóa ngày Tết ở miền Nam
Nếu như miền Bắc đỏ tươi với sắc hoa đào thì miền Nam lại là sắc vàng của hoa mai. Mâm ngũ quả của người miền Nam thì khó có thể thiếu cặp dưa hấu và 4 loại quả: mãng cầu, dừa, đu đủ,xoài bởi vì cầu-dừa-đủ-xoài theo tiếng miền Nam có nghĩa là “cầu vừa đủ xài” mong ước phổ biến nhất của họ trong năm mới, hay trong một số gia đình còn xuất hiện những chùm sung và quả đu đủ với ngụ ý cầu mong cuộc sống gia đình sẽ luôn “ đầy đủ, sung túc”.
Mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam
Các món ăn được nhìn thấy nhiều trong các mâm cỗ là thịt kho nước dừa, canh khổ qua nhồi thịt-với mong muốn những khó khăn đau khổ của năm cũ sẽ qua đi. Bánh tét miền Nam cũng không quy định nhân như các miền khác, nhân bánh đa dạng thịt, đậu xanh, đậu đen, chuối..và được người dân ăn kèm với dưa món, củ kiệu, tôm khô.
Văn hóa Tết của người dân xứ đảo
Sẽ rất nhiều người nghĩ rằng với vùng biển đảo xa xôi như thế thì Tết ở Phú Quốc sẽ rất trầm lắng và yên tĩnh, thế nhưng “trăm nghe không bằng một thấy” Tết ở Phú Quốc lại nhộn nhịp hơn bao giờ hết bởi đây là địa điểm tham quan du lịch của nhiều du khách trong những ngày Tết.
Bánh tét mật cật – món bánh chưng của người Phú Quốc
Sáng mùng 1 bà con ngư dân đảo sẽ được nghỉ ngơi sau 1 năm dài vất vả với mớ cá tôm và sau màn nâng ly chúc nhau năm mới an lành một năm thu hoạch với nhiều cá tôm, người dân không nghỉ tết qua mùng 2 mà chỉ cần nghỉ ngơi 1 ngày duy nhất vào mùng 1 sau đó lại tiếp tục ra với biển. Những ngày này du khách thập phương sẽ đến đây du lịch chính vì thế không khí ở đảo lúc này lại trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ. Đặc biệt Tết ở Phú Quốc có món bánh rất đặt trưng đó là Bánh tét mật cật.
Xem thêm:
- Mẹo nhỏ cho bạn chuẩn bị đi du lịch Phú Quốc tết nguyên đán
- Tết Đinh Dậu 2017 ghé thăm đền thờ Nguyễn Trung Trực ở Phú Quốc
- Xuân trên đất đảo – đền thờ Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc
- Độc đáo du lịch Phú Quốc dịp tết nguyên đán 2017
- Đi Phú Quốc dịp Tết ăn gì và ở đâ
Ngày Tết trên mọi miền đất nước Việt Nam đều rất đặc trưng, bạn hãy thử đến hòn đảo xinh đẹp này để thưởng thức hương vị mùa xuân, hương vị Tết trên đảo có gì khác so với đất liền, cũng như tham quan những địa danh nổi tiếng trên đảo. Hành trình khám phá sẽ trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết khi bạn lựa chọn những tour Tết, tour Phú Quốc trọn gói làm bạn đồng hành đấy nhé!